khách hàng Tài khoảnĐăng nhập

Sử dụng nhiều đèn led có gây hại cho mắt không

Hiện nay, đèn led ngày càng được nhiều gia đình sử dụng làm thiết bị chiếu sáng chính nhờ khả năng tiết kiệm điện, độ bền và tính thẩm mỹ cao. Vậy ánh sáng của đèn led có gây hại cho mắt không? Chúng tôi xin phân tích trong bài viết dưới đây mời các bạn tham khảo.
1.    Quang thông
Quang thông hay còn gọi là thông lượng được đo bằng Lumen (lm) tương ứng với độ sáng mà mắt người cảm nhận được. Nếu quang thông quá cao gây ức chế mắt, quang thông quá nhỏ (không đủ sáng) khiến mắt phải điều tiết nhiều. Hai trường hợp này đều gây hại mắt. Do đó khi thiết kế hệ thống đèn cần tính toán sao cho đủ sáng. 


2.    Độ chói của đèn led
Độ chói của đèn là đại lượng phản ánh cường độ sáng trên diện tích 1m2 bề mặt theo một phương thức cho trước. Thường đèn led, đèn led âm trần có độ chói cao hơn các loại đèn khác. Tuy nhiên chỉ số này chỉ đánh giá khi chúng ta nhìn trực tiếp vào nguồn sáng. Mà trên thực tế thì khi nhìn trực tiếp vào nguồn sáng nào cũng sẽ hại mắt. Việc chói hơn là do trên cùng 1 diện tích đèn thì cường độ ánh sáng của đèn led cao hơn các loại đèn khác


3.    Chỉ số hoàn màu CRI
Đây là chỉ số quan trọng nhất đánh giá đèn có hại cho mắt hay không. Chỉ số CRI phản ánh độ hoàn màu (độ chân thực của hình ảnh) được chiếu sáng trong mắt người so với màu thực của nó (khi chiếu bằng ánh sáng tự nhiên). Nếu chỉ số này đạt trên 80% thì coi như đèn đạt tiêu chuẩn. Với đèn led hiện nay, nếu chỉ số này đạt từ 85 – 90% thì được coi là đạt tiêu chuẩn về độ hoàn màu. Các sản phẩm của đèn Oled như đèn led âm trần, đèn bán nguyệt, đèn led rọi... đều có chỉ số hoàn màu đạt 90% cho ánh sáng rất trung thực


4.    Hiệu suất của đèn LPW
Chỉ số này phản ánh quang thông phát ra khi đèn tiêu thụ 1W điện. Với đèn led, chỉ số này đạt 100lm/w tức là gấp đôi đèn tuýp huỳnh quang và gấp 10 lần đèn sợi đốt.


5.    Độ nháy tần của đèn led
Độ nháy tần là số lần nháy trên 1 giây của nguồn sáng (đèn led). Đèn huỳnh quang là khoảng 60 lần/s. Tuy mắt người không thấy nhưng việc nguồn sáng nháy làm cho mắt phải điều tiết nhiều và rất hại mắt (Chính vì vậy mà đèn huỳnh quang và đèn compact không nên dùng làm đèn học). Vối đèn led tốt,  chấn lưu có IC thì không còn hiện tượng nháy tần. Nhưng với một số đèn chấn lưu không dùng IC thì việc nháy tần vẫn còn có thể làm ảnh hưởng đến mắt.

----------------------------------------

CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO THIẾT BỊ ĐIỆN LỰC HÀ NỘI

Biệt thự B3-10, khu đô thị Vinhome Gardenia Mỹ Đình, Hàm Nghi, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Nhà máy 1: Km1, Quốc lộ 3, Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội

Nhà máy 2: KCN Thăng Long II, Huyện Yên Mỹ, Hưng Yên

Hotline: 0934533882 - 0987375998

Email hỗ trợ: oledlighting998@gmail.com

- Website: https://oledlighting.vn

- Facebook: https://www.facebook.com/tongkhodenOLED/

Viết bình luận của bạn